Hơn 15 GW điện than khó thu xếp tài chính, huy động bằng cách nào?

04/11/2021 16:48
TTO - Dự thảo Quy hoạch điện 8 cho biết có khoảng hơn 15GW (1GW bằng 1.000MW điện) của các dự án nhiệt điện than chưa thu xếp được tài chính, khi nhiều tổ chức tài chính thông báo dừng cấp vốn cho nhiệt điện than.

TTO - Dự thảo Quy hoạch điện 8 cho biết có khoảng hơn 15GW (1GW bằng 1.000MW điện) của các dự án nhiệt điện than chưa thu xếp được tài chính, khi nhiều tổ chức tài chính thông báo dừng cấp vốn cho nhiệt điện than.

Hơn 15 GW điện than khó thu xếp tài chính, huy động bằng cách nào?

Việc chuyển dịch năng lượng, thay thế từ nhiệt điện than sang điện tái tạo là yêu cầu đặt ra. Trong ảnh: Nhà máy điện Manantiales Behr - Ảnh: NK

Thông tin trên được Tập đoàn Wärtsilä đưa ra trong nghiên cứu vừa công bố về tình hình cung cấp tài chính cho điện than trên toàn cầu khi đã có hơn 100 tổ chức tài chính thông báo về việc rút khỏi các dự án khai thác than và nhà máy điện than để thực hiện mục tiêu giảm phát thải carbon.

Hiện Việt Nam đã có khoảng 21,3GW công suất điện than tới cuối năm 2020, đóng góp 50% tổng sản lượng điện. Dự thảo của Quy hoạch điện 8 mới đây được Bộ Công thương xây dựng, công suất nguồn điện than sẽ còn được tăng lên 40,9GW vào năm 2030 và lên tới 50,9GW vào năm 2035.

Song thách thức đặt ra là nhiều dự án nhiệt điện than miền Bắc chậm triển khai (tỉ lệ đạt 33,9% quy hoạch), trong đó có 10 dự án với tổng công suất 11.740MW dừng triển khai hoặc không khả thi, gây ảnhhưởng cân đối cung cầu nguồn.

Wärtsilä nhận định Việt Nam sẽ không nằm ngoài những tác động về cơ chế tài chính cho điện than. Đặc biệt với 15,8GW công suất nguồn điện được Wärtsilä ước tính là chưa thu xếp được tài chính, sẽ là thách thức không nhỏ khi Việt Nam đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải carbon về bằng 0 (net zero) vào năm 2050 tại hội nghị COP26.

Theo bà Malin Östman - giám đốc phát triển thị trường & chiến lược cho khu vực châu Á & Trung Đông của Tập đoàn Wärtsilä, những dự án điện than chưa thu xếp được tài chính sẽ gặp phải nhiều khó khăn để có thể triển khai.

"Các nước với các dự án điện than đã được quy hoạch nên nghiên cứu những phương án khác để đảm bảo an ninh năng lượng. Để hướng tới lộ trình phát thải ròng (net zero) thì năng lượng tái tạo có thể trở thành một nguồn điện với chi phí hợp lý và độ tin cậy cao khi có đủ sự linh hoạt trong hệ thống điện" - bà Malin Östman nói.

Nghiên cứu của Wärtsilä chỉ ra, nguồn điện than khó huy động tài chính có thể nghiên cứu để thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo, gồm điện mặt trời, điện gió và nguồn điện khí linh hoạt (ICE).

Cụ thể, đến năm 2030 có thể thay thế 5,8GW nguồn năng lượng tái tạo và đến năm 2045 tăng lên 5,6GW điện gió và 4,9GW điện mặt trời cùng 8,5GW điện khí linh hoạt để hỗ trợ cân bằng hệ thống, hạn chế cắt giảm công suất các nguồn tái tạo và đảm bảo nguồn cung ứng điện được ổn định.

Với nguồn điện thay thế được tính toán, sẽ giúp chi phí hệ thống giảm thông qua việc thay thế các dự án điện than lên tới 24 tỉ USD vào năm 2045, đồng thời giảm 15% lượng khí thải CO

vào năm 2045.

Trung Quốc ngừng hàng loạt điện than, cảnh báo rủi ro cho Việt Nam khi mở rộng đầu tư

TTO - Các quỹ tài chính đang có xu hướng hỗ trợ vốn cho các dự án điện tái tạo, điện gió ngoài khơi do tính ổn định cao, lợi ích kinh tế lớn thay vì đầu tư cho điện than, đặc biệt khi nhiều nước dừng đầu tư điện than.

N.AN

Theo Nguồn tuoitre.vn

Hơn 15 GW điện than khó thu xếp tài chính, huy động bằng cách nào?